- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá cà phê hôm nay 25/2
Giá cà phê hôm nay 25/2: Tiếp đà giảm trên các sàn kỳ hạn
Giá cà phê hôm nay(25/2) duy trì đà giảm trên thị trường thế giới. Trong đó, giá cà phê robusta trên Sàn giao dịch London giảm nhẹ với biên độ dưới 1% xuống còn 2.148 USD/tấn.
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyếnrobusta tại London giao tháng 5/2023 được ghi nhận tại mức 2.148 USD/tấn sau khi giảm 0,6% (tương đương 13 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2023 tại New York đạt mức 187,5 US cent/pound, giảm 1,16% (tương đương 2,2 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy
Tại Nam Mỹ, xuất khẩu cà phê trong tháng 12/2022 đã giảm 17,3% so với cùng kỳ, xuống còn 4,6 triệu bao.
Hai quốc gia xuất khẩu chính của khu vực là Brazil và Colombia có lượng xuất khẩu giảm lần lượt là 15,2% và 11%, tương ứng đạt 3,2 triệu bao và hơn 1 triệu bao.
Ecuador và Peru cũng chứng kiến khối lượng xuất khẩu giảm gần một nửa, với mức giảm lần lượt là 45,2% và 41,5%.
Đối với Colombia, sự sụt giảm vẫn chủ yếu liên quan đến điều kiện sản xuất không thuận lợi. Mưa lớn kéo dài do hiện tượng La Niña đã khiến sản lượng cà phê tháng 12 của Colombia giảm 29%, đây là tháng sụt giảm thứ 4 liên tiếp của nước này, kéo theo đó là nguồn cung dành cho xuất khẩu giảm.
Tương tự là tại Peru, mưa diễn ra liên tục khiến thời gian thu hoạch kéo dài và cản trở quá trình phơi sấy. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng cũng như nguồn cung cà phê kể từ đầu vụ 2022 - 2023.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị bất ổn cũng làm tăng thêm các vấn đề về nguồn cung cà phê của nước này, dẫn đến khối lượng xuất khẩu trong tháng 12 của Peru chỉ đạt 310.000 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Còn với Ecuador, sự sụt giảm xuất khẩu chủ yếu là do mức nền cao bất thường vào tháng 12/2021, khi đó khối lượng xuất khẩu cà phê của Ecuador tăng tới 164,4%.
Vì vậy, khối lượng xuất khẩu 57.599 bao đạt được trong tháng 12/2022 là tương đối phù hợp với xu hướng hiện tại và mức trung bình 57.508 bao của cùng kỳ các niên vụ 2016 - 2020.
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-ca-phe-hom-nay-252-tiep-da-giam-tren-cac-san-ky-han-422023224113612147.htm