- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá cà phê hôm nay 26/5/25
Giá cà phê hôm nay 26/5: Robusta đang thấp hơn cuối năm ngoái trong khi arabica vẫn cao hơn đáng kể
Cập nhật giá cà phê thế giới
Với sự sụt giảm liên tiếp trong thời gian gần đây giá robusta thế giới hiện đang đứng ở mức thấp hơn cuối năm ngoái, trong khi arabica vẫn cao hơn đáng kể
Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 đóng cửa tuần qua ở mức 4.790 USD/tấn, giảm 2,7% (131 USD/tấn) so với cuối năm 2024.
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 đang được giao dịch ở mức 361 US cent/pound, cao hơn 12,5% (40 US cent/pound) so với cuối năm 2024 nhưng thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh hơn 400 US cent/pound ghi nhận được trước đó.
Triển vọng thu hoạch được cải thiện ở các nước sản xuất chính và việc bổ sung một phần nguồn dự trữ đã được chứng nhận ở cả hai sàn tiếp tục gây áp lực lên giá, mặc dù bức tranh toàn cầu nhìn chung không thay đổi nhiều.
Theo báo cáo của Escritório Carvalhaes, ngay cả trong những kịch bản lạc quan nhất về vụ thu hoạch sắp tới của Brazil, thị trường cà phê toàn cầu trong niên vụ 2025-2026 vẫn sẽ duy trì tình trạng cân bằng mong manh giữa cung và cầu.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong báo cáo Triển vọng Thị trường Hàng hóa mới nhất cho biết, giá cà phê đã bắt đầu hạ nhiệt từ đầu tháng 4 sau khi chạm mức cao kỷ lục theo giá danh nghĩa hồi đầu năm.
Giá arabica đã tăng vọt lên 9 USD/kg trong tháng 2–3, trong khi robusta tiệm cận mức 6 USD/kg. Trong quý I/2025, arabica tăng 26% so với quý trước và gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, còn robusta tăng 12% so với quý trước, tương đương mức tăng hai phần ba so với năm trước.
Sản lượng cà phê toàn cầu tăng lên khoảng 170 triệu bao trong niên vụ 2023-2024 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 173 triệu bao trong 2024-2025, nhưng vẫn thấp hơn so với mức đỉnh của niên vụ 2020-2021.
Tác động kéo dài của tình trạng giảm sản lượng do thời tiết bất lợi trong giai đoạn 2021-2022, cùng với nhu cầu tiêu thụ duy trì ổn định, đã tiếp tục đẩy giá cà phê lên cao.
Dự báo cho thấy giá arabica có thể tăng hơn 50% trong năm 2025 (so với cùng kỳ năm trước) — với giả định giá sẽ duy trì ổn định trong phần còn lại của năm — trước khi giảm khoảng 15% vào năm 2026, khi sản lượng dự kiến tăng mạnh từ Colombia, nước sản xuất arabica lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, giá robusta được dự báo sẽ tăng gần 25% trong năm 2025, trước khi giảm 9% vào năm 2026.
Tuy nhiên, kịch bản cơ sở này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro theo chiều hướng tăng khi lượng mưa thấp và nhiệt độ cao hơn mức trung bình hồi đầu năm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vụ mùa 2025-2026 của Brazil – quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, theo kết luận của Ngân hàng Thế giới.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU, dự kiến có hiệu lực vào cuối năm 2025. Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp", nhờ đó sẽ được áp dụng quy trình kiểm soát đơn giản hơn khi xuất khẩu các sản phẩm nông – lâm nghiệp như cà phê, gỗ, ca cao...
Chỉ có 4 quốc gia bị xếp vào nhóm "rủi ro cao" gồm Belarus, Myanmar, Triều Tiên và Nga; trong khi Brazil và Indonesia thuộc nhóm "rủi ro tiêu chuẩn" với mức độ kiểm soát trung bình.
EC cũng công bố các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giảm gánh nặng hành chính và chi phí tuân thủ, như cho phép tái sử dụng kê khai trước đó với hàng hóa tái nhập và cung cấp tài liệu hướng dẫn từ tháng 4/2025. Mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại và đảm bảo quá trình tuân thủ EUDR diễn ra hiệu quả.
Theo đánh giá của EC, các quốc gia thuộc nhóm “rủi ro thấp” sẽ được áp dụng quy trình kiểm soát đơn giản hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-ca-phe-hom-nay-265-robusta-dang-thap-hon-cuoi-nam-ngoai-trong-khi-arabica-van-cao-hon-dang-ke-4220255266583754.htm