- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá cà phê hôm nay 4/7/25
Giá cà phê hôm nay 4/7: Biến động trái chiều
Cập nhật giá cà phê trong nước
Theo khảo sát, giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 95.000 – 95.600 đồng/kg, tăng 300 – 400 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Trong đó, giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông được thu mua ở mức cao nhất là 95.600 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg.
Tiếp đến là giá cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, đứng ở mức 95.500 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg.
Tại Lâm Đồng, giá giao dịch cũng được các đại lý điều chỉnh tăng 300 đồng/kg, lên 95.000 đồng/kg.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi so với hôm trước |
Đắk Lắk |
95.500 |
+300 |
Lâm Đồng |
95.000 |
+300 |
Gia Lai |
95.500 |
+300 |
Đắk Nông |
95.600 |
+400 |
Tỷ giá USD/VND |
25.980 |
+5 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 trên sàn giao dịch London đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/7 ở mức 3.627 USD/tấn, tăng 0,69% (25 USD/tấn) so với ngày hôm trước; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 11/2025 tăng 0,51% (18 USD/tấn), lên mức 3.569 USD/tấn.

Giá cà phê robusta trên Sàn London trong phiên giao dịch ngày 4/7. (Nguồn: giacaphe.com)
Ở chiều ngược lại, trên sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 9/2025 tiếp tục giảm 0,55% (1,6 US cent/pound), xuống còn 289,6 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 11/2025 giảm 0,42% (1,2 US cent/pound), chỉ còn 284,15 US cent/pound.

Giá cà phê arabica trên Sàn New York trong phiên giao dịch ngày 4/7. (Nguồn: giacaphe.com)
Trong phiên giao dịch vừa qua, giá cà phê thế giới ghi nhận diễn biến trái chiều và hiện đang tích lũy quanh vùng đáy gần đây.
Cụ thể, hợp đồng cà phê arabica giao tháng 9 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ khi được niêm yết, trong khi hợp đồng gần nhất (giao tháng 7 – mã N25) cũng rơi về mức thấp nhất trong 7,5 tháng. Tương tự, giá cà phê robusta giao tháng 9 trong tuần trước đã chạm đáy thấp nhất trong vòng 1,25 năm.
Tuy nhiên, giá robusta vẫn nhận được một số hỗ trợ từ diễn biến tồn kho. Theo Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE), lượng tồn kho cà phê robusta được giám sát đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần, chỉ còn 5.108 lô vào ngày 26/6, trước khi phục hồi nhẹ lên 5.153 lô tính đến thứ Năm tuần này.
Trong khi đó, lượng tồn kho cà phê arabica đã giảm nhẹ so với mức đỉnh 4,75 tháng (892.468 bao ghi nhận ngày 27/5), xuống còn 842.223 bao vào ngày thứ Năm vừa qua.
Hôm 3/7, tại một sự kiện ở Brazil, Tổng giám đốc điều hành của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), bà Vanusia Nogueira, cho biết nguồn cung cà phê toàn cầu có thể cải thiện trong ba năm tới nhờ các đồn điền mới được trồng sau đợt tăng giá cao kỷ lục bắt đầu cho thu hoạch, theo Reuters.
Tuy nhiên, triển vọng này còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường có đủ thuận lợi để người nông dân tiếp tục duy trì việc canh tác, bà Nogueira chia sẻ với báo giới tại sự kiện do Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) tổ chức.
Nguồn cung cà phê toàn cầu đang bị thắt chặt do tình trạng thâm hụt sản lượng trong nhiều năm nhiều năm, chủ yếu do thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến các vùng sản xuất trọng điểm, đẩy giá cà phê lên cao.
Bà Nogueira cho biết phải mất khoảng ba năm để các đồn điền cà phê mới bắt đầu cho thu hoạch, từ đó giúp giảm áp lực nguồn cung.
“Đây là các đồn điền sẽ bắt đầu cho sản lượng sau khoảng ba năm, vì vậy, trong vòng ba năm nữa, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ có thêm nguồn cung bổ sung.”
Bà Nogueira nhận định tình trạng thâm hụt liên tiếp trên thị trường cà phê toàn cầu có thể chấm dứt vào năm 2026, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết tại các quốc gia sản xuất chủ chốt như Brazil, Colombia và Việt Nam.
“Tôi nghĩ việc chấm dứt tình trạng thâm hụt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết,” bà nói thêm, đồng thời lưu ý rằng vụ cà phê của Brazil vẫn còn tiềm ẩn rủi ro sương giá trong tháng 7.
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-ca-phe-hom-nay-47-bien-dong-trai-chieu-422025747232775.htm