- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá cà phê hôm nay 9/6/25
Giá cà phê hôm nay 9/6: Dự báo trái chiều về nguồn cung arabica và robusta toàn cầu
Khảo sát cho thấy, giá cà phêhôm nay tại khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 113.200 – 113.800 đồng/kg, giảm nhẹ 200 – 300 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Theo đó, tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá cà phê hiện đang được thu mua ở mức 113.800 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, các đại lý đang thu mua cà phê với giá 113.600 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg.
Trong khi đó, Lâm Đồng là địa phương có mức giá thấp nhất trong khu vực với 113.200 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi so với hôm trước |
Đắk Lắk |
113.800 |
-200 |
Lâm Đồng |
113.200 |
-300 |
Gia Lai |
113.500 |
-300 |
Đắk Nông |
113.800 |
-200 |
Tỷ giá USD/VND |
25.830 |
-21 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

Sau nhiều tuần sụt giảm liên tiếp, giá cà phê robusta hiện đang thấp hơn 9,8 – 10,6% so với cuối năm ngoái. Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 đóng cửa tuần trước ở mức 4.440 USD/tấn, hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9 đạt 4.339 USD/tấn.
Trong khi đó, trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 kết thúc tuần trước ở mức 358,05 US cent/pound, hợp đồng giao tháng 9 đạt 355,45 US cent/pound, tăng lần lượt 11,5% và 12,1% so với cuối năm 2024.
Theo Comunicaffe, sự không chắc chắn về triển vọng sản xuất tiếp tục chi phối thị trường cà phê kỳ hạn, làm gia tăng biến động giá. Xu hướng giao dịch hàng ngày cũng bị ảnh hưởng bởi việc đồng nội tệ Brazil tăng giá, đạt mức cao nhất trong vòng bảy tháng rưỡi so với đồng USD.
Ông Marcelo Moreira, chuyên gia phân tích tại Archer Consulting, cho biết thị trường ICE arabica hiện đang bị bán quá mức, và có thể sẽ xuất hiện đợt điều chỉnh tăng trong hợp đồng kỳ hạn tháng 7, với khả năng đạt mức 370–380 US cent/pound, đặc biệt là nếu luồng không khí lạnh hình thành ở vành đai cà phê Brazil trong những tuần tới, làm gia tăng nguy cơ sương giá.
Một số chuyên gia khác cũng lưu ý đến thời điểm đáo hạn hợp đồng kỳ hạn ngắn sắp tới, điều này có thể tiếp tục tạo ra những biến động mạnh trên thị trường.
Về mặt cung – cầu, các báo cáo mới nhất của Cơ quan Dịch vụ Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) của USDA về nguồn cung tại quốc gia sản xuất cà phê chính cho thấy khả năng sản lượng arabica toàn cầu sẽ giảm trong niên vụ 2025-2026, qua đó hỗ trợ xu hướng tăng giá.
Cụ thể, sản lượng arabica tại Brazil dự kiến sẽ giảm 2,8 triệu bao, còn tại Colombia giảm 700.000 bao. Mức giảm này chỉ được bù đắp một phần nhờ sản lượng tăng 930.000 bao tại Ethiopia, 280.000 bao tại Honduras và 318.000 bao tại Peru.
Ngược lại, triển vọng cho robusta lại rất tích cực, với sản lượng dự kiến sẽ tăng 2 triệu bao tại Việt Nam, 3,1 triệu bao tại Brazil, 500.000 bao tại Indonesia, và 145.000 bao tại Uganda trong niên vụ 2025-2026.
Mặc dù vậy, các con số trên mới chỉ là ước tính sơ bộ và có thể sẽ được điều chỉnh trong các tháng tới. Báo cáo triển vọng chính thức đầu tiên của USDA cho niên vụ cà phê sắp tới sẽ được công bố vào ngày 25/6 trong bản báo cáo định kỳ “Coffee: World Markets and Trade”.
Trong khi đó, sản lượng cà phê Colombia tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp, đạt 819.000 bao trong tháng 5, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Germán Alberto Bahamón Jaramillo, Tổng Giám đốc Liên đoàn Cà phê Quốc gia Colombia, viết trên mạng xã hội X rằng: “Vụ thu hoạch tại miền Nam Colombia trong nửa đầu năm bị trì hoãn rõ rệt do mưa kéo dài. Điều kiện thời tiết này đã làm chậm quá trình chín của quả cà phê, dẫn đến độ trễ khoảng sáu tuần. Kết quả là, sản lượng cà phê trong tháng 5 giảm đáng kể.”
Mặc dù sản lượng sụt giảm, con số tháng 5 vẫn cao hơn đáng kể so với 703.000 bao trong tháng 4. Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, sản lượng đạt 5,3 triệu bao, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2024. Trong vòng 12 tháng qua, sản lượng đạt 14,6 triệu bao.
Về xuất khẩu, trong tháng 5, Colombia ghi nhận 910.000 bao được xuất khẩu, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu đã tăng 12%, đạt 5,3 triệu bao. Trong vòng 12 tháng qua, tổng lượng xuất khẩu đạt 12,9 triệu bao, tăng 17% so với cùng kỳ.
Ông Bahamón nhấn mạnh rằng mô hình thời tiết trong năm 2025 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vụ thu hoạch chính vào nửa cuối năm, do hoa cà phê nở ít hơn trong tháng 2.
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-ca-phe-hom-nay-96-du-bao-trai-chieu-ve-nguon-cung-arabica-va-robusta-toan-cau-4220256964044263.htm