- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá phân bón ngày 13/6/25
Giá phân bón ngày 13/6: Phân NPK 16 - 16 - 8 duy trì lặng sóng
Tại khu vực miền Trung
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (13/6) kéo dài đà cân bằng tại khu vực miền Trung.
Chi tiết như sau, giá phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu, Song Gianh có giá bán lần lượt là 620.000 - 650.000 đồng/bao và 610.000 - 640.000 đồng/bao.
Cũng theo đó, phân urê có mức giá khoảng 610.000 - 650.000 đồng/bao, vẫn neo tại mức giá cũ.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
MIỀN TRUNG |
|||
Tên loại |
Ngày 11/6 |
Ngày 13/6 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Phú Mỹ |
620.000 - 650.000 |
620.000 - 650.000 |
- |
Ninh Bình |
610.000 - 640.000 |
610.000 - 640.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Đầu Trâu |
950.000 - 980.000 |
950.000 - 980.000 |
- |
Song Gianh |
910.000 - 930.000 |
910.000 - 930.000 |
- |
Phân KALI bột |
|||
Phú Mỹ |
520.000 - 560.000 |
520.000 - 560.000 |
- |
Hà Anh |
520.000 - 560.000 |
520.000 - 560.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Đầu Trâu |
720.000 - 740.000 |
720.000 - 740.000 |
- |
Phú Mỹ |
710.000 - 730.000 |
710.000 - 730.000 |
- |
Lào Cai |
700.000 - 720.000 |
700.000 - 720.000 |
- |
Phân Lân |
|||
Lâm Thao |
280.000 - 300.000 |
280.000 - 300.000 |
- |
Lào Cai |
270.000 - 290.000 |
270.000 - 290.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Tại khu vực Tây Nam Bộ
Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón chững lại tại khu vực Tây Nam Bộ.
Hiện, phân DAP vẫn có mức giá cao nhất khu vực, dao động từ 840.000 đồng/bao đến 1.300.000 đồng/bao.
Cùng lúc, phân kali miểng Cà Mau vẫn được giao dịch trong mức giá khoảng 500.000 - 530.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
TÂY NAM BỘ |
|||
Tên loại |
Ngày 11/6 |
Ngày 13/6 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Cà Mau |
620.000 - 640.000 |
620.000 - 640.000 |
- |
Phú Mỹ |
610.000 - 630.000 |
610.000 - 630.000 |
- |
Phân DAP |
|||
Hồng Hà |
1.250.000 - 1.300.000 |
1.250.000 - 1.300.000 |
- |
Đình Vũ |
840.000 - 870.000 |
840.000 - 870.000 |
- |
Phân KALI Miểng |
|||
Cà Mau |
500.000 - 530.000 |
500.000 - 530.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Cà Mau |
600.000 - 640.000 |
600.000 - 640.000 |
- |
Phú Mỹ |
600.000 - 640.000 |
600.000 - 640.000 |
- |
Việt Nhật |
610.000 - 650.000 |
610.000 - 650.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Ba con cò |
870.000 - 900.000 |
870.000 - 900.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Nguồn: Wichart
Nga thảo luận về việc cung cấp khí đốt tự nhiên với Trung Quốc
Bộ Năng lượng Nga cho biết tuần này, các quan chức cấp cao của Nga và Trung Quốc đã thảo luận về việc cung cấp khí đốt LNG và đường ống từ Nga sang Trung Quốc cũng như hợp tác trong các dự án năng lượng chung.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Tsivilev và Đại sứ Trung Quốc tại Nga, Zhang Hanhui, đã thảo luận về việc cung cấp LNG, phát triển cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt tự nhiên và mở rộng hợp tác trong ngành dầu mỏ và than.
Trung Quốc đã trở thành nước mua năng lượng hàng đầu của Nga kể từ khi cuộc chiến của Điện Kremlin ở Ukraine cắt đứt hầu hết nguồn cung cấp dầu, khí đốt và than của Nga trước đây hướng đến các nước phương Tây. Các lệnh cấm vận và giá trần đối với dầu và sản phẩm của Nga đã thúc đẩy Nga chuyển hướng sang phía đông và mở rộng xuất khẩu sang châu Á.
Trung Quốc đang mua dầu và khí đốt giá rẻ của Nga, nhưng vẫn chưa cam kết xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên mới từ các mỏ khí đốt ở Siberia.
Tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga đã bắt đầu vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia vào cuối năm 2019 và lưu lượng hiện đã đạt đến công suất thiết kế tối đa.
Nhưng một sự gia tăng đáng kể về nguồn cung có thể tăng gấp đôi lưu lượng hiện tại thông qua đường ống mới, Power of Siberia 2, có vẻ còn xa vời hơn so với đầu thập kỷ này.
Trung Quốc đã đàm phán từ vị thế mạnh mẽ sau khi trở thành khách hàng khí đốt chính của Nga và đối tác thương mại chính trong mọi lĩnh vực khác sau cuộc xâm lược Ukraine, cắt đứt mối quan hệ cung cấp khí đốt kéo dài hàng thập kỷ giữa Nga và châu Âu. Nga dường như đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục Trung Quốc tiếp nhận thêm khí đốt qua đường ống trong bối cảnh bất đồng về mức giá mà Trung Quốc sẽ phải trả.
Tháng trước, Tsivilev cho biết Nga đang trong giai đoạn đàm phán tích cực với Trung Quốc về đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia 2.
Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời Tsivilev nói với các phóng viên rằng bất chấp các cuộc đàm phán "tích cực" được tung hô, Nga và Trung Quốc khó có thể sớm ký thỏa thuận về đường ống dẫn khí đốt được đề xuất, theo Oil Price.
Gia Ngọc
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-phan-bon-ngay-136-phan-npk-16-16-8-duy-tri-lang-song-42202561391649475.htm