- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá phân bón ngày 26/6/25
Giá phân bón ngày 26/6 đi ngang, giá phân NPK 20 - 20 - 15 TE vẫn nằm ở mức cao
Tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên
Ghi nhận hôm nay (26/6) cho thấy, giá phân bón tại Đông Nam Bộ - Tây Nguyên lặng sóng.
Cụ thể, giá phân urê Cà Mau, Phú Mỹ lần lượt là 610.000 - 650.000 đồng/bao và 610.000 - 660.000 đồng/bao.
Bên cạnh đó, 290.000 - 330.000 đồng/bao là giá bán thấp nhất khu vực được áp dụng với phân lân.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN |
|||
Tên loại |
Ngày 24/6 |
Ngày 26/6 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Cà Mau |
610.000 - 650.000 |
610.000 - 650.000 |
- |
Phú Mỹ |
610.000 - 660.000 |
610.000 - 660.000 |
- |
Phân KALI bột |
|||
Cà Mau |
500.000 - 580.000 |
500.000 - 580.000 |
- |
Phú Mỹ |
490.000 - 570.000 |
490.000 - 570.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Cà Mau |
660.000 - 750.000 |
660.000 - 750.000 |
- |
Phú Mỹ |
650.000 - 750.000 |
650.000 - 750.000 |
- |
Đầu Trâu |
670.000 - 750.000 |
670.000 - 750.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 TE |
|||
Bình Điền |
890.000 - 930.000 |
890.000 - 930.000 |
- |
Phân Lân |
|||
Lâm Thao |
290.000 - 330.000 |
290.000 - 330.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Tại khu vực miền Bắc
Theo khảo sát, thị trường phân bón tiếp tục tại miền Bắc chững lại.
Trong đó, giá phân NPK 16 - 16 - 8 giữ nguyên so với ngày hôm trước, nằm trong khoảng 730.000 - 760.000 đồng/bao.
Cùng lúc, phân kali bột Canada, Hà Anh được bán ra với mức giá lần lượt là 510.000 - 530.000 đồng/bao và 510.000 - 540.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
KHU VỰC MIỀN BẮC |
|||
Tên loại |
Ngày 24/6 |
Ngày 26/6 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Hà Bắc |
560.000 - 590.000 |
560.000 - 590.000 |
- |
Phú Mỹ |
540.000 - 580.000 |
540.000 - 580.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE |
|||
Việt Nhật |
420.000 - 440.000 |
420.000 - 440.000 |
- |
Phân Supe Lân |
|||
Lâm Thao |
250.000 - 270.000 |
250.000 - 270.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Việt Nhật |
730.000 - 760.000 |
730.000 - 760.000 |
- |
Phú Mỹ |
750.000 - 760.000 |
750.000 - 760.000 |
- |
Phân KALI bột |
|||
Canada |
510.000 - 530.000 |
510.000 - 530.000 |
- |
Hà Anh |
510.000 - 540.000 |
510.000 - 540.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn

Nguồn: WiChart.vn
Thị trường phân bón: Giá bán trong nước bám sát đà tăng cao của thế giới
Với nguồn cung bị gián đoạn và giá bán phân bón tăng mạnh tại hầu hết các thị trường trọng điểm trên thế giới, giá phân ure - chủng loại phân bón dẫn dắt thị trường trong nước đang bám sát xu hướng tăng này.
Tiến sỹ Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, theo số liệu nghiên cứu từ nhiều công ty nghiên cứu thị trường uy tín trên thế giới, xung đột Iran-Israel đã tác động đáng kể nguồn cung ure quan trọng từ các quốc gia Trung Đông, trong đó có Iran (với lợi thế giá khí đầu vào sản xuất ure rẻ) ra thị trường thế giới.
Theo đó, giá ure toàn cầu, có thời điểm tăng tới 25-30% do Iran - một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu ure hàng đầu thế giới đã phải đóng cửa tất cả 7 nhà máy sản xuất ure và amoniac do xung đột leo thang.
Israel đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào 2 cơ sở xử lý khí ở miền Nam Iran ngày 14/6, sau các cuộc tấn công bằng tên lửa và không quân ban đầu vào sáng sớm ngày 13/6. Hiện Trung Đông là khu vực xuất khẩu ure lớn nhất toàn cầu, trong đó Iran với tổng công suất sản xuất ước tính 9 triệu tấn/năm đang chiếm khoảng 25% sản lượng xuất khẩu.
Theo nhận định của một số chuyên gia, trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng ure tiếp tục tăng, nhất là ở châu Á, châu Mỹ La tinh. Bên cạnh đó, giá bán ure vẫn phụ thuộc vào biến động tại Trung Đông. Ngoài ra, giá bán ure cũng phụ thuộc vào giá nguyên liệu đặc biệt là giá khí tự nhiên, chu kỳ trồng trọt hay chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc, chính sách thuế quan ở châu Âu, các quy định về môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Theo Tiến sỹ Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ đầu năm đến nay, giá ure tại Việt Nam đã tăng cao do giá ure trong nước tham chiếu theo giá khu vực và giá khu vực lại tham chiếu theo giá Trung Đông.
Tuy nhiên, về cân đối cung cầu trong nước, với 2 nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (nhà máy phân bón Phú Mỹ và nhà máy phân bón Cà Mau) và 2 thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (nhà máy phân đạm Hà Bắc và nhà máy phân đạm Ninh Bình) có tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm, nguồn cung ure sản xuất ở trong nước đã vượt nhu cầu tiêu thụ nội địa. Hiện các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu sang một số quốc gia như Campuchia, Hàn Quốc, Malaysia, Australia để duy trì sản xuất hiệu quả, ông Phùng Hà cho biết.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor) dự báo trong tháng 6 này, tiêu thụ nội địa dự kiến tiếp tục gia tăng tại miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung nhưng giảm tại miền Nam và miền Bắc. Trong tháng 6/2025, lượng tiêu thụ ước tính đạt 170 nghìn tấn, tăng 10 nghìn tấn so với tháng 5.

Ảnh: Gia Ngọc
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-phan-bon-ngay-266-di-ngang-gia-phan-npk-20-20-15-te-van-nam-o-muc-cao-42202562691945774.htm