- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá tiêu hôm nay 14/6/25
Giá tiêu hôm nay 14/6: Thị phần hồ tiêu của Việt Nam tại Ấn Độ sụt giảm
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Ghi nhận trong sáng nay, giá tiêutại các tỉnh thành trọng điểm vẫn duy trì ở mức 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Đắk Lắk đang được thu mua ở mức cao nhất là 140.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại hai địa phương khác thuộc khu vực Tây Nguyên là Đắk Nông và Gia Lai, giá tiêu vẫn được giao dịch ở mức 139.000 đồng/kg.
Tương tự, tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước, giá tiêu phổ biến ở mức 139.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 14/6 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
140.000 |
- |
Gia Lai |
139.000 |
- |
Đắk Nông |
139.000 |
- |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
139.000 |
- |
Bình Phước |
139.000 |
- |
Đồng Nai |
139.000 |
- |

Trên thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch gần, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) báo giá tiêu đen Indonesia ở mức 7.500 USD/tấn, giảm 0,35% (26 USD/tấn) so với ngày hôm trước.
Ở các quốc gia sản xuất hàng đầu khác, giá tiêu xuất khẩu không ghi nhận biến động mới. Hiện giá tiêu đen xuất khẩu của Malaysia đang duy trì ổn định ở mức cao nhất là 9.100 USD/tấn; trong khi tiêu đen Brazil loại ASTA 570 đạt thấp nhất với 6.175 USD/tấn.
Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ổn định trong khoảng 6.300 – 6.400 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 14/6 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.500 |
-0,35 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.175 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.100 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.300 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.400 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia đứng ở mức 10.132 USD/tấn, giảm 0,35% (35 US/tấn).
Tuy nhiên, giá tiêu trắng xuất khẩu Malaysia ASTA và tiêu trắng Việt Nam không đổi ở mức 11.850 USD/tấn và 9.300 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 14/6 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
10.132 |
-0,35 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
11.850 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.300 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo thống kê từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm đạt 9,9 nghìn tấn, trị giá 68,5 triệu USD, tăng 35% về lượng và tăng 105,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024
Giá bình quân nhập khẩu hạt tiêu vào Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm đạt 6.920 USD/tấn, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, giá bình quân nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ thị trường Indonesia đạt mức thấp nhất là 5.676 USD/tấn và giá nhập khẩu từ thị trường Sri Lanka đạt mức cao nhất, đạt 7.257 USD/tấn.
Ấn Độ nhập khẩu hạt tiêu từ khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, 4 thị trường cung cấp chính gồm Sri Lanka, Việt Nam, Indonesia và Brazil, chiếm tổng cộng 94,19% thị phần.
Đáng chú ý, nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ 2 thị trường Sri Lanka và Indonesia đã tăng vọt so với cùng kỳ năm 2024, điều này khiến thị phần hạt tiêu của 2 thị trường này tại Ấn Độ cũng tăng mạnh, trong đó, thị phần hạt tiêu của Sri Lanka tăng lên 43,15% (tính theo lượng), từ mức 24,1% của 3 tháng đầu năm 2024; thị phần của Indonesia tăng lên 15,87%, từ mức 7,89%.
Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ hai vào Ấn Độ, tuy vậy, nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ Việt Nam đã giảm đáng kể trong 3 tháng đầu năm 2025, giảm 24,1% về lượng so với cùng kỳ năm 2024, khiến thị phần hạt tiêu của Việt Nam tại Ấn Độ cũng giảm xuống 20,66%, từ mức 36,89%.
Số liệu thống kê cho thấy, tại Ấn Độ, hạt tiêu của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với nguồn cung đến từ các thị trường: Sri Lanka, Indonesia và Brazil.
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-tieu-hom-nay-146-thi-phan-ho-tieu-cua-viet-nam-tai-an-do-sut-giam-42202561481910967.htm