- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá tiêu hôm nay 23/6/25
Giá tiêu hôm nay 23/6: Xuất khẩu linh hoạt hơn trước biến động thị trường toàn cầu
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Ghi nhận trong sáng nay, giá tiêu tại các tỉnh sản xuất trọng điểm tiếp tục dao động trong khoảng 123.000 – 125.000 đồng/kg, không đổi so với ngày hôm trước.
Trong đó, giá tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông được thu mua ở mức cao nhất là 125.000 đồng/kg. Tại các địa phương còn lại gồm Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước, giá tiêu hiện đang phổ biến ở mức 123.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 23/6 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
125.000 |
- |
Gia Lai |
123.000 |
- |
Đắk Nông |
125.000 |
- |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
123.000 |
- |
Bình Phước |
123.000 |
- |
Đồng Nai |
123.000 |
- |

Trên thị trường thế giới
Trên thị trường thế giới, giá tiêu tại các quốc gia sản xuất hàng đầu cũng đồng loạt đi ngang.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) báo giá tiêu đen xuất khẩu của Indonesia ở mức 7.461 USD/tấn, tiêu đen ASTA Malaysia đạt 9.000 USD/tấn, trong khi giá tiêu đen Brazil loại ASTA 570 đứng ở mức 6.050 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu đang dao động trong khoảng 6.000 – 6.100 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l.
Theo thông tin từ Peppertrade, do giá tiêu đen tại Việt Nam giảm mạnh, các nhà xuất khẩu Brazil thông qua Hiệp hội Gia vị Brazil (BSA) đã quyết định tạm ngừng tất cả các chào hàng và giữ lại hàng tồn kho trong thời gian không xác định.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 23/6 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.461 |
- |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.050 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.000 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.000 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.100 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok của Indonesia được ghi nhận ở mức 10.079 USD/tấn, tiêu trắng ASTA Malaysia đạt 11.750 USD/tấn và tiêu trắng của Việt Nam đứng ở mức 9.000 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 23/6 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
10.079 |
- |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
11.750 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.000 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Thời gian qua, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có xu hướng chậm lại, trong khi các thị trường chính khác như Đức, Ấn Độ, Trung Quốc… lại tăng khá mạnh.
Vneconomy đưa tin, trong 5 tháng đầu năm, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hạt tiêu Việt Nam, chiếm 24,7% tổng lượng và 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2025, nước này nhập khẩu 24.687 tấn hạt tiêu, trị giá 184,9 triệu USD, với mức giá trung bình 7.489,6 USD/tấn. Dù lượng giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch lại tăng mạnh 43,5%, còn giá xuất khẩu bình quân tăng tới 66,3%.
Riêng tháng 5/2025, Mỹ nhập khẩu 6.926 tấn, trị giá 52,37 triệu USD, giá bình quân đạt 7.561,7 USD/tấn – mức giá cao nhất trong số các thị trường. Như vậy, so với tháng 4/2025, sản lượng tăng 2,4%, kim ngạch tăng 6,2%, và giá tăng 3,8%. So với cùng kỳ năm trước tăng 18,6% về lượng, tăng 81,9% về kim ngạch và tăng 53,3% về giá.
Xếp thứ hai là thị trường Đức. Trong 5 tháng đầu năm 2025, nước này nhập 8.451 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, đạt kim ngạch 63,67 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng tăng 23,5%, kim ngạch tăng tới 93,9%, tức gần gấp đôi.
Đáng chú ý, không chỉ tăng mạnh về lượng, mức giá xuất khẩu sang Đức cũng có xu hướng tăng ổn định, phản ánh sự chuyển dịch tiêu dùng hướng đến sản phẩm chất lượng cao, hữu cơ hoặc sản xuất bền vững.
Hiệp hội hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết: "Với sự gia tăng của các kênh bán lẻ xanh và nhà hàng châu Âu ưu tiên nguồn cung minh bạch, hạt tiêu Việt Nam có tiềm năng mở rộng thị phần tại Đức nếu tận dụng tốt lợi thế từ Hiệp định EVFTA".
Ấn Độ xếp ở vị trí thứ ba trong các thị trường nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam. Là quốc gia tiêu thụ và sản xuất gia vị hàng đầu thế giới, Ấn Độ không chỉ là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường hạt tiêu mà còn là khách hàng quan trọng. 5 tháng đầu năm 2025, Ấn Độ nhập 7.501 tấn hạt tiêu, tương đương 53,28 triệu USD, với giá trung bình 7.102,6 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2024, lượng tăng 10,1%, kim ngạch tăng 90,2%, giá xuất khẩu tăng tới 72,8%.
Những con số ấn tượng này phản ánh sự thiếu hụt nguồn cung trong nước của Ấn Độ và nhu cầu ngày càng tăng trong phân khúc tiêu thụ cao cấp, đặc biệt là từ các nhà chế biến thực phẩm, dược liệu và sản phẩm hữu cơ.
Ngoài ba thị trường chủ lực trên, các nước vùng Trung Đông như UAE cũng thể hiện tiềm năng rõ rệt. Dù lượng xuất khẩu sang thị trường này trong 5 tháng qua chỉ đạt 3.960 tấn, giảm 28,8% so với cùng kỳ, kim ngạch vẫn đạt 26,93 triệu USD, tăng 16,5% – nhờ giá xuất khẩu tăng mạnh.
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-tieu-hom-nay-236-xuat-khau-linh-hoat-hon-truoc-bien-dong-thi-truong-toan-cau-4220256237382124.htm