- Bộ sản phẩm ARROW-Myanmar
- Sản phẩm cho Ớt
- Sản phẩm tổng hợp
- Bộ sản phẩm ARROW-Nileda
- Bộ sản phẩm ARROW-Cambodia
- Sản phẩm cho Cafe
- Sản phẩm cho Cam Quýt
- Sản phẩm cho Caosu
- Sản phẩm cho Chanh day
- Sản phẩm cho Chè
- Sản phẩm cho Đậu phộng
- Sản phẩm cho Đậu Xanh+Bắp
- Sản phẩm cho Điều
- Sản phẩm cho Dưa hấu
- Sản phẩm cho Gialai
- Sản phẩm cho Hành Tỏi
- Sản phẩm cho KMi+KLang
- Sản phẩm cho Lúa
- Sản phẩm cho Mãng Cầu
- Sản phẩm cho Sapo
- Sản phẩm cho Sầu Riêng
- Sản phẩm cho Thanh Long
- Sản phẩm cho Thơm Khóm
- Sản phẩm cho Tiêu
- Sản phẩm cho Vải Thiều
- Sản phẩm cho Xoài
- Sản phẩm dạng Chai

Giá tiêu hôm nay 5/5/25
Giá tiêu hôm nay 5/5: Giá tiêu giảm trong tháng 4 nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm trước
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Giá tiêu đầu tuần tiếp tục giao dịch ở mức 154.000 – 156.000 đồng/kg, không đổi so với ngày hôm trước.
Cụ thể, giá tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đứng ở mức cao nhất là 156.000 đồng/kg. Tiếp đến là giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai đạt 155.000 đồng/kg. Còn tại Gia Lai, giá tiêu đứng ở mức thấp nhất là 154.000 đồng/kg.
Trong tháng 4 vừa qua, giá tiêu nội địa giảm khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg do tác động từ các chính sách thuế quan của Mỹ. Tuy nhiên, mức giá hiện tại vẫn cao hơn từ 57 - 59% (56.500 – 58.000 đồng/kg) so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 5/5 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
156.000 |
- |
Gia Lai |
154.000 |
- |
Đắk Nông |
156.000 |
- |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
155.000 |
- |
Bình Phước |
155.000 |
- |
Đồng Nai |
155.000 |
- |

Trên thị trường thế giới
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung của Indonesia đang được niêm yết ở mức 7.340 USD/tấn, tiêu đen Malaysia đạt 9.300 USD/tấn và tiêu đen Brazil ASTA 570 có giá 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam được giao dịch ở mốc 6.700 - 6.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 5/5 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.340 |
- |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.800 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.300 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.700 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.800 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia hiện được giao dịch ở mức 9.941 USD/tấn, tiêu trắng Việt Nam và tiêu trắng Malaysia ASTA lần lượt đứng ở mức 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 5/5 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
9.941 |
- |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
11.900 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.700 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Theo báo chí Indonesia, năm 2024, Indonesia xếp thứ ba thế giới về sản lượng hồ tiêu, với diện tích canh tác đạt 163 nghìn ha. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia đạt hơn 311 triệu USD, với sản lượng xuất khẩu tăng vọt 105,8% so với năm 2023.
Thành tựu này cho thấy tiềm năng to lớn của ngành hồ tiêu Indonesia trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng đó, ngành này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng có thể cản trở sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Một số khó khăn chính bao gồm sự suy giảm năng suất do cây trồng già cỗi, dịch bệnh, và sự hạn chế trong hệ thống chế biến sau thu hoạch. Những trở ngại này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm giảm sức cạnh tranh của hồ tiêu Indonesia trên thị trường quốc tế.
Chính phủ Indonesia, thông qua Bộ Thương mại, đã khẳng định cam kết tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của ngành hồ tiêu quốc gia. Tổng cục trưởng Đàm phán Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại, ông Djatmiko Bris Witjaksono, cho biết sự hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp là yếu tố then chốt để đối mặt với những thách thức toàn cầu.
Theo ông Djatmiko, áp lực đối với ngành hồ tiêu không chỉ đến từ trong nước mà còn từ các biến động toàn cầu. Các vấn đề liên quan đến thương mại, phát triển bền vững và kỳ vọng của người tiêu dùng là những yếu tố cần được ứng phó bằng các chiến lược cụ thể.
Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Ngày Hồ tiêu Quốc tế 2025 tổ chức tại Jakarta, ông Natan Kambuno – Vụ trưởng Vụ Đàm phán Liên khu vực và Tổ chức quốc tế thuộc Bộ Thương mại – đã trình bày chiến lược phát triển hồ tiêu mà chính phủ đang triển khai. Chiến lược này bao gồm tăng cường thâm canh, tận dụng các hiệp định thương mại tự do, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế.
Một mối đe dọa từ bên ngoài cũng đang nổi lên, khi Mỹ có kế hoạch áp thuế nhập khẩu mới đối với hồ tiêu. Bà Firna Azura Ekaputri, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) nhiệm kỳ 2021–2025, bày tỏ lo ngại rằng chính sách này có thể gây bất lợi cho nông dân trồng hồ tiêu vì Mỹ không sản xuất hồ tiêu và mỗi năm nhập khẩu khoảng 100.000 tấn, tương đương 25% lượng giao dịch toàn cầu.
“Hồ tiêu không chiếm công ăn việc làm của nông dân Mỹ vì cây trồng này không thể trồng được ở nước họ,” bà Firna nhấn mạnh trong một thông cáo báo chí.
Do đó, IPC đã gửi văn bản chính thức đề nghị Chính phủ Mỹ xem xét loại hồ tiêu khỏi danh sách các sản phẩm chịu thuế quan đối ứng.
Trong khi đó, tân Giám đốc Điều hành IPC nhiệm kỳ 2025–2028, Marina Novira Anggraini, đã kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng ngồi lại để tìm giải pháp vượt qua những thách thức hiện tại. Sự tham gia tích cực từ phía chính phủ, các hiệp hội và người trồng tiêu là rất cần thiết để bảo đảm sự bền vững của ngành hồ tiêu.
Với vai trò là nước chủ nhà của Ban Thư ký IPC, Indonesia giữ vị thế chiến lược trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia sản xuất hồ tiêu. Với 7 quốc gia thành viên chiếm 70% sản lượng hồ tiêu toàn cầu, IPC đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường thế giới.
Theo doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-tieu-hom-nay-55-gia-tieu-giam-trong-thang-4-nhung-van-o-muc-cao-so-voi-cung-ky-nam-truoc-4220255571355179.htm